Mới đây, ban lãnh đạo câu lạc bộ Thanh Hoá đã xác nhận chia tay huấn luyện viên trưởng người Italy – Fabio Lopez. Người được lựa chọn thay thế là chiến lược gia Nguyễn Thành Công. Được biết anh là con trai của chiến lược gia kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh và trước đây đã từng làm huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Sài Gòn.
Trong quá khứ, câu lạc bộ Thanh Hóa cũng đã từng nói lời chia tay với 2 huấn luyện viên ngoại khác đó là Ljupko Petrovic và Marian Mihail. Xét trên 1 khía cạnh rộng hơn, ở V-league năm nay, có 1 huấn luyện viên ngoại khác là ông Lee Tae-hoon cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc sau chuỗi trận nhạt nhoà.
Qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng dường như cái huấn luyện viên ngoại đang rất khó trụ lại lâu dài trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Và giờ chúng ta đi tìm hiểm xem đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này?
Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của huấn luyện viên Arjhan Somgamsak (vô địch V.League 2003, 2004 cùng HAGL) và Henrique Calisto (vô địch V.League 2005, 2006 cùng Long An). Tuy nhiên những thành công đó đã có từ rất lâu và con số đó là quá ít so với con số 40 huấn luyện viên ngoại đã góp mặt tại V-league. Hầu như các chiến lược gia còn lại đều ra đi trong im lặng và không để lại nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ người hâm mộ.
Trái ngược hoàn toàn với tình trạng ảm đạm của huấn luyện viên ngoại thì các huấn luyện viên nội đã có những thành công rực rỡ. Có thể kể đến như là huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng vô địch cùng SLNA mùa giải 2011), Lê Huỳnh Đức (CLB Đà Nẵng – 2012) hay Lê Thụy Hải (CLB Bình Dương – 2014). 2 trong 3 mùa giải gần nhất, vinh quang thuộc về HLV Chu Đình Nghiêm (CLB Nội – 2018, 2019).
Việc các chiến lược gia người nước ngoài không thành công cũng xuất phát từ các yếu tố như: Rào cản ngôn ngữ, văn hóa, chưa thể thích nghi ngay với môi trường bóng đá Việt Nam dẫn đến không thể có tiếng nói chung với các cầu thủ. Chính các điều đó khiến thành tích của đội bóng trở nên không tốt