Những ngày qua bóng đá khu vực Đông Nam Á lùm xùm với scandal lật kèo của cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nhật Bản ông Akira Nishino với Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT). Theo tiết lộ của chính truyền thông Thái Lan là nguyên nhân chính xuất phát từ việc FAT đặt trọng trách quá lớn cho chiến lược gia người Nhật Bản.
Phải thắng kình địch Việt Nam để giành lại vị thế tại Đông Nam Á, giành Vàng SEA Games 30 và giành suất dự Olympic Tokyo 2020 là quá sức với ông Akira Nishino.Cũng dễ hiểu, các mục tiêu này là khá khó bởi nền tảng cầu thủ trẻ Thái Lan không thể nào bằng Nhật Bản, Hàn Quốc hay Iran. Cho nên, sau khi ăn tối và chụp hình xã giao để đăng báo, ông Nishino đáp máy bay về Nhật Bản chưa hẹn ngày trở lại Thái Lan.
Tại sao các nước Đông Nam Á thời gian gần đây rất chuộng các vị huấn luyện viên ngoại có tiếng tăm chỉ để giành HCV SEA Games. Điều này thể hiện tầm nhìn, chiến lược phát triển ngắn hạn của các nước Đông Nam Á mà Thái Lan là đại diện tiêu biểu nhất. Hay nói cách khác, các nước khối ASEAN chỉ quan tâm đến ngôi vị số 1 Đông Nam Á- nơi được gọi là vùng trũng của bóng đá Thế Giới.
Ngoài Thái Lan còn có trường hợp của đội tuyển Philippines với dàn cầu thủ nhập tịch chất lượng từ châu Âu đặt tham vọng làm “ông vua” Đông Nam Á đã cắn răng chi 80.000 USD/tháng thuê cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Anh ông Sven Goran Eriksson về dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên mọi chuyện đã đổ vỡ chỉ sau 3 tháng.
Xét một cách công tâm thì cũng chẳng thể trách được các nước trong khu vực Đông Nam Á chuộng kiểu mì ăn liên là bởi vì họ chưa đủ đẳng cấp để thi đấu sòng phẳng cùng Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia tranh suất dự World Cup. Thái Lan từng giành quyền vào vòng loại cuối cùng World Cup 2018. Thế nhưng Bầy Voi chiến dù nỗ lực tột cùng cũng chỉ xếp chót bảng