Sau 2 năm vật lộn với các chân thương và phải rời xa các cấp độ của đội tuyển Việt Nam trong mỗi đợt tập trung. Tuấn Anh đã có nhiều sự thay đổi hơn kể cả về kinh nghiệm lẫn kỹ năng chơi bóng. Chàng trai sinh năm 1995 đã trưởng thành hơn rất nhiều trong lối chơi.
Triệu tập Nguyễn Tuấn Anh lên đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự giải đấu giao hữu King’s Cup 2019, huấn luyện viên Park Hang-seo đã chấp nhận đương đầu với một bộ phận báo chí và dư luận. Họ cho rằng ông thẳng tay gạt sang một bên rất nhiều cái tên đang có phong độ cao tại giải quốc nội V-League như Phạm Văn Thuận, Ngô Hoàng Thịnh của CLB TP.HCM hay Hồ Khắc Ngọc của Sông Lam Nghệ An để triệu tập lên tuyển một Tuấn Anh dù rất hay nhưng lại cũng rất hay gặp chấn thương.
Nhưng thầy Park có cái lý của mình, Tuấn Anh ở năm 2019 đã thay đổi rất nhiều để phù hợp hơn với vị trí nhạy cảm như tiền vệ trung tâm. Trước đây, cầu thủ sinh năm 1995 chỉ sở trường trong các pha rê dắt, đi bóng, ngoặt bóng, và thường trở thành tâm điểm của những pha vào bóng quyết liệt từ hậu vệ đối phương khiên anh có nguy cơ cao gặp chấn thương.
Tuy nhiên anh rồi cũng phải trưởng thành, Tuấn Anh giờ đã khác, phần thân trên của anh dày hơn, chịu được sức va chạm lớn hơn, và đừng nói một nghệ sĩ không cần cơ bắp khi mà khu trung tuyến luôn là điểm nóng nhất trên sân. Từ đây, tỷ lệ tranh chấp cũng như khả năng đánh chặn của Tuấn Anh cũng tốt hẳn lên. Sau 9 vòng đấu, Tiền vệ số 11 của Hoàng Anh Gia Lai có 66 pha tranh chấp thành công, tắc bóng chính xác 31 lần. Phong cách đá của Tuấn Anh đã biến hóa hơn, đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là một cầu thủ thiên về tấn công mà anh giờ đây đã công thủ toàn diện.
Sức mạnh, óc sáng tạo, tư duy chơi bóng thông minh cùng khả năng chuyền chính xác, xếp Tuấn Anh chơi thấp gần với bộ ba trung vệ sẽ là giải pháp tuyệt vời trong việc tạo ra cầu nối giữa hàng thủ và hàng công. Chưa kể khả năng tranh chấp tốt của anh sẽ rất hữu ích để chúng ta có những pha đánh chắn từ xa hiệu quá giảm áp lực cho hàng phòng ngự.